Tham vọng đổi mới sáng tạo của Thái Lan
Tập đầu tiên của Đu đêm 3 chính thức lên sóng. Khách mời đồng hành cùng Thùy Tiên cho hành trình này chính là rapper HURRYKNG (tên thật là Phạm Bảo Khang). Cả hai diện trang phục giản dị, hóa thân thành những tiểu thương buôn bán vàng mã ở chợ Tân Định. Về lý do chọn rapper HURRYKNG cùng “đu đêm” bán vàng mã, Thùy Tiên tiết lộ: “Tiên biết Khang trên mạng xã hội về câu chuyện của Khang, mẹ Khang và cuộc sống của bạn nên rất thích. Đó là lý do mình thấy công việc bán vàng mã phù hợp với Khang, để bạn có thể trải nghiệm công việc nào đó gần với công việc của mẹ".Với kinh nghiệm 2 mùa Đu đêm, Thùy Tiên rất hăng hái bắt nhịp với công việc buôn bán dưới sự hướng dẫn của anh Hiệp (tiểu thương bán vàng mã tại chợ Tân Định). Rapper HURRYKNG rất nhanh nhạy trong việc nhớ giá, tính toán, chăm chỉ quan sát học hỏi và siêu chiều lòng khách. Nam rapper bước ra từ Rap Việt mùa 3 bày tỏ: “Nói về chợ thì mình đẻ ra từ đó rồi, mình rất hiểu cách hoạt động, lối sống của con người ở đó nên những cái này cũng quen thuộc thôi. Mình không thấy ngại hay có gì xa lạ đâu". Tuy nhiên, sau màn khởi động rất “mượt” thì Thùy Tiên và HURRYKNG bắt đầu có sự bối rối khi phải “nâng cao chuyên môn” hơn, học nhớ chi tiết các bộ đồ cúng rằm, giao thừa, khai trương, đưa ông Táo, ông địa thần tài... phải đầy đủ các món để phục vụ khách ra vào tấp nập. Cả hai đã trải nghiệm một phen “toát mồ hôi hột” khi khách đến mua một đơn hàng lớn với nhiều bộ cúng cho nhiều ngày lễ tết, trái cây, hoa. Thùy Tiên thì rối lên tìm và kiểm tra đồ, còn HURRYKNG bối rối: “Mình là mình đứng yên luôn, giờ cô mua gì cô nói chị Tiên đi chứ mình thua”.Đơn hàng “khủng” hoàn thành, nhưng sự lóng ngóng của nàng hậu chưa làm khách hài lòng nên “mắng yêu”: “Đẹp quá mà buôn bán vậy là không được rồi, về đi!”. Điều này khiến Thùy Tiên có phần tự trách, tủi thân: “Về tâm linh cúng kiếng, sẽ có rất nhiều người khó tính, kỹ tính nhưng cái đó là đúng. Mặc dù mình buồn đó, nhưng nghe chị ấy nói xong mình thấy cũng đúng. Mình nhận cái góp ý để rút kinh nghiệm cho bản thân". Cuối hành trình, HURRYKNG tâm đắc chia sẻ khép lại trải nghiệm: "Nhìn họ rất đam mê, rất hiểu nghề thì Khang cũng bắt được "ngọn lửa" đó tiếp thêm cho mình. Người ta phải yêu nghề lắm mới toát ra được niềm đam mê khi giới thiệu tới người chưa biết về nó. Đây là một trải nghiệm quá chân thực, đáng nhớ với mình. Mình thấy mình cần học quan sát nhiều hơn, ngoài xã hội còn nhiều con người dễ thương như vậy".Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên về Việt Nam, nhập từ Indonesia
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
TP.HCM giảm hơn 24.000 hộ nghèo, cận nghèo trong năm 2023
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
Ngày 16.3, tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tới dự.Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, cho biết đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để truyền tải điện từ các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc và các tỉnh lân cận lên hệ thống điện quốc gia, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện."EVN cam kết chỉ đạo ban quản lý dự án, các nhà thầu, đơn vị tư vấn, phối hợp với chính quyền địa phương quyết tâm triển khai thi công công trình, hoàn thành đóng điện đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao", ông Tuấn nói.Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên có mức đầu tư 7.410 tỉ đồng, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, giao EVN làm chủ đầu tư. Đây là công trình đường dây 500 kV mạch kép có chiều dài 229,5 km, với tổng cộng 468 vị trí móng cột điện, đi qua 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với điểm đầu là trạm 500 kV Lào Cai, điểm cuối là trạm 500 kV Vĩnh Yên. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm nay, để thực hiện mục tiêu này, phải có sự tăng trưởng về năng lượng.Thủ tướng biểu dương EVN trong những năm qua đã làm được nhiều công trình lớn, gần đây nhất là Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dài hơn 500 km trong điều kiện rất khó khăn nhưng đã hoàn thành sau hơn 6 tháng. Thủ tướng yêu cầu phát huy các bài học, kinh nghiệm để làm đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với tinh thần nhanh hơn, hiệu quả, chất lượng, an toàn hơn… Dự án này có quy mô nhỏ hơn cả về chiều dài, vốn đầu tư, địa hình không khó khăn như miền Trung thì "không có lý do gì làm dài hơn"."Chúng ta hẹn nhau ngày 31.8 để khánh thành dự án này. Đây là mệnh lệnh của người chỉ huy, mệnh lệnh của Chính phủ, mệnh lệnh của tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm. Dự án cần gì, có vướng mắc, khó khăn gì báo cáo Chính phủ, trực tiếp là Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn để xử lý", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Triển lãm Biztech Việt Nam 2023 thúc đẩy chuyển đổi số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 8.1 tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.Với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống. Các đối tượng lừa đảo có thể giả mạo số điện thoại của nhân viên công ty điện lực, sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực. Điều này làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng. Tiếp đó, chúng yêu cầu thanh toán ngay lập tức qua các kênh không chính thức như Zalo hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Để gây thêm áp lực, chúng có thể đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không thanh toán nhanh chóng, khiến người dân hoang mang và dễ dàng thực hiện theo yêu cầu.Bên cạnh chiêu trò gọi điện trực tiếp, đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán. Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện." hoặc "Hệ thống ghi nhận hóa đơn điện của bạn chưa thanh toán. Để tránh cắt điện, vui lòng thanh toán ngay."Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào. Khi người dân nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc các thông tin cá nhân vào, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tiền và thông tin của họ. Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn điện,... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác. Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn. Trước tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này. Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn đến từ đối tượng không rõ danh tính. Nếu nhận được yêu cầu thanh toán, hãy kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thức của công ty điện lực như website, tổng đài hỗ trợ khách hàng. Tuyệt đối không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc từ những website do đối tượng lạ gửi đến. Đảm bảo thanh toán qua các phương thức mà công ty điện lực công nhận như qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền chính thức...